11/27/2013

Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành

"Tây Nguyên ơi! Hoa rừng bao nhiêu thứ
Cảnh hoa đẹp nhất rừng
Tây Nguyên ơi! Anh có nhớ buôn làng
Nhớ người con gái...
... Nhớ cánh hoa Pơ lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên ... "
("Em là hoa Pơ lang" - Đức Minh)

Ai đã từng lắng nghe tiếng hát ấy trong những tháng ngày sôi sục thời đánh Mĩ! Ai đã từng biết hoa Pơ lang vật báu của Trời có hàng ngàn cánh, nở tươi thơm ngát hàng vạn năm được nói đến trong sử thi "Đăm Săn"! Tiếng hát ấy còn đem đến cho ta bao xúc động bồi hồi khi nghĩa tới những phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, một kiệt tác viết về đề tài Tây Nguyên thời đánh Mĩ.

Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc thời đánh Mĩ. Truyện "Rừng xà nu" của ông lần đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung bộ, số 2 năm 1965. Truyện mang đậm tính sử thi, của dân làng Xô Man chống Mĩ - Diệm diễn ra vô cùng ác liệt, đầy máu và nước mắt, sáng bừng ngọn lựa và chiến công. Những con đường, dốc núi, bờ suối chằng chịt hầm chông, hố chông, giàn thò, lưỡi thò "sắc lạnh". Nhà ưng, nơi tụ hội của người Strá, đã có lúc biến thành pháp trường, chiến trường dữ dội, bi tráng:

1. Cả dân làng Xô Man, từ già tới trẻ, từ đàn ông tới đàn bà, ai cũng có trong tay một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, cây rựa sáng loáng mài bằng đá mài núi Ngọc Linh do anh Tnú gùi về, ai không có giáo mác thì có năm trăm cây chông. Mỗi người dân là một chiến sĩ, một dũng sĩ nhen nhóm bằng ngọn lửa cách mạng và niềm tin mà anh Quyết cán bộ Đảng hoạt động bí mật đem lại cho dân làng Xô Man: "đánh Mĩ phải đánh lâu dài", "cán bộ là Đảng; Đảng còn núi nước này còn",...

Trong những năm dài đen tối khi quân Mĩ - Diệm kéo tới, suốt đêm ngày, chó của nó và súng của nó "sủa vang cả khu rừng", dân làng Xô Man vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế, bảo vệ cán bộ Đảng. Anh Xút bị giặc bắt treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị giặc chặt đầu, cột tóc treo đầu súng. Nhưng chẳng ai sợ! Người già, trẻ con, Mai và Tnú,... lại thay nhau và rừng nuôi giấu, bảo vệ cán bộ. Suốt năm năm trời chưa hề có một cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giặc giết trong rừng của làng Xô Man. Đó là niềm tự hào và đó là phẩm chất anh hùng, trung dũng của những người Strá.

a. Mỗi người dân làng Xô Man là một chiến sĩ. Cụ Mết già làng, oai phong lẫm liệt. Mắt sáng về xếch. Râu dài tới ngực và vẫn đen bóng. Ông cụ ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Đã 60 tuổi mà tiếng nói vẫn ồ ồ vang dội trong lồng ngực! Một lời khen "được" của ông cụ làm cho cả làng ai cũng hả dạ. Bàn tay nặng trịch "như một kìm sắt". Lúc cụ nói, mọi người ddefu im bặt, trẻ con im bặt thin thít. Cụ Mết đầy uy tín, là một thủ lĩnh quân sự tài ba, quyết đoán. Để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu, cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đêm đêm thức mài vũ khí, ban ngày đi phát hết các rẫy cũ, trồng pom chu và sắn xanh mượt cả núi rừng. Trong những giờ phút nghiêm trọng nhất giữa cái sống và cái chết, cụ Mết đã chỉ huy đội du kích từ trong rừng bất ngờ xông lên nhà ưng tiêu diệt lũ ác ôn. Tiếng hô của cụ Mết vang lên: "Chém! Chém hết!". Những cây rựa sáng loáng vung lên. Dưới lưỡi mác của cụ Mết, thằng Dục chỉ huy nằm gục trên vũng máu. Mười tên giặc bị giết chết, xác ngổn ngang quanh đống lửa xà nu giữa nhà ưng. Chính "đêm ấy", tiếng chiêng nổi lên, lửa cháy khắp rừng. Và "cả rừng Xô Man ào ào rung động".

Cụ Mết trong truyện "Rừng xà nu" được miêu tả và ngưỡng mộ như một vị anh hùng dân tộc. Cụ đã thắp sáng ngọn lựa chiến đấu và chiến thắng vì chân lý lịch sử: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giá!". Cụ đã nhắc nhở mọi người Strá phải giữ lấy truyền thống "thương núi, thương nước" kể lại cho con cháu nghe sau này. Nhân vật cụ Mết, một già làng, một lão du kích phi thường là thành công đặc sắc của Nguyễn Trung Thành trong khắc họa tính cách anh hùng.

b. Tnú là một trai làng dũng mãnh, là niềm tự hào của bà con làng Xô Man. Cụ Mết đã nói về anh với tất cả tình yêu thương: "Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.". Cuộc đời Tnus đầy máu và nước mắt như bao cuộc đời của người dân làng quật khởi của quê hương anh. Hai lần Tnú đi bộ ba ngày lên núi Ngọc linh để lấy một xà lét đá trắng về làm phấn, lấy một gùi đá mài đem về mài vũ khí, đó là hành động nói lên lòng khao khát ánh sáng cách mạng và tự do của anh.

Phẩm chất anh hùng của Tnus được tôi rèn trong máu lửa chiến tranh. Thưở nhỏ, Tnus vào rừng tiếp tế và bảo vệ anh Quyết, cán bộ "nằm vùng" để học chữ, với niềm tin sắt đá: "Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn". Đi giao liên, lúc thì Tnú "xé rừng mà đi" lọt qua các vòng vây của giặc, lúc thì anh cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình, tạo nên sự bất ngờ. Bị giặc bắt, Tnú đã nuốt ngay thư bí mật. Bị giặc tra tấn dã man, bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: "Ở đây này!". Lưng anh đầy vết chém, anh vẫn bất khuất, hiên ngàng, giữ vững lòng trung thành với cách mạng.

Khi làng Xô Man quật khởi đứng lên mài vũ khí chống Mĩ - Diệm thì Tnú trở thành chỉ huy đội du kích. Với bọn giặc ở Đồn Đắc Hà, anh là "con cọp ... làm loạn rừng núi" ... Tnú căm thù sôi sục quân giặc khát máu. Mắt anh trở thành "hai cục lửa lớn" khi lũ ác ôn giáng "trận mưa cây sắt" xuống vợ con anh. Anh coi bọn thằng Dục là "đồ ăn thịt người!". Tnú đã nhảy bổ vào giữa lũ giặc để cứu vợ con, "hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chắt lấy mẹ con Mai". Hình ảnh Tnú bị giặc tra tấn, đốt cháy mười ngón tay thành mười ngọn đuốc, mắt anh trừng trừng, anh cắn nát môi, nghe lửa cháy trong lồng ngực... "anh không thèm kêu van", đã làm cho chúng ta vô cùng cảm phục. Anh đã nêu cao một tư thế lẫm liệt hiên ngang. Con người anh tưởng như được đúc bằng thép! Khí phách của Tnú là khí phách của người anh hùng sử thi. Tình tiết Tnú xông xuống hầm ngầm giặc, không dùng súng, không dùng dao mà chỉ giết thằng chỉ huy ác ôn bằng mười ngón tay, ngón nào cũng bị cháy mất cả một đốt - đã nói lên ý chí căm thù giặc không bao giờ nguôi trong lòng anh. Lòng căm thù đã cho Tnú sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.

Nguyễn Trung Thành đã khắc họa đôi bàn tay Tnú để tô đậm phẩm chất anh hùng của đứa con yêu làng Xô Man. Nếu ngọn lửa thần A-nhi đã soi sáng lòng kiên trinh của nàng Si-ta trong sử thi Ra-ma-ya-na, thì ngọn lửa xà nu trên mười ngón tay đã làm sáng bừng lên dũng khí và tinh thần bất khuất của nhân vật Tnú anh hùng. Dưới ngòi bút Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú mang vẻ đẹp huyền thoại.

c. Mai và Dít là hình ảnh người phụ nữ mới của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời đánh mĩ. Thưở bé, Mai đã vào rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ. Mai học chữ rất giỏi, ba tháng đọc được chữ, sáu tháng làm được toán hai con số. Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân mình bảo vệ đứa con thơ, và chị đã bất khuất hi sinh trước trận mưa cây sắt của thằng giặc khát máu.

Dít là em gái của Mai. Cái mũi hơi tròn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét