12/11/2013

Những kiến thức cần nhớ về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng mà thống nhất, kế hợp sâu sắc và nhuần ngụy mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Hơn nữa, ở trong mỗi thể loại sáng tác, Người lại có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.

Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.

Trong Truyện và kí, ngòi bút Nguyễn Ái Quốc rất chủ động và sáng tạo; khi là lối kể chân thực, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biếm sắc sảo, thâm thúy và tinh tế. Truyện ngắn của người

Truyện ngắn "Đứa con người vợ lẽ" - Kim Lân

ĐỨA CON NGƯỜI VỢ LẼ

Tư nằm dán mình trên giường. Đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét. Mắt nhìn trân trân lên sàn nhà; lúc ấy anh không nghĩ ngợi gì. Hai tay nặng nề rời rạc, thỉnh thoảng lại cố gắng đập nhẹ xuống phản, để xua đuổi những nỗi tê tê buồng buồn chạy trong các ống xương. Anh xoay mình lại cho đỡ mỏi. Mắt se se nhắm lại, và lắng nghe những cảm giác chạy trong người. Ruột anh xót như cào. Bụng hóp lại. Mặt phờ phạc. Anh thấy cáu kỉnh vẩn vơ, những muốn càu nhàu mấy tiếng. Tư đói quá đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi, anh chưa có hột cơm nào vào trong bụng. Đồng năm xu mẹ anh cho, anh tiêu phăng ngay từ hôm đầu, tưởng chiều thế nào mẹ cũng về; ai ngờ, bặt tin đi hai hôm. Hai hôm vật lộn với sự đói nó hành hạ, anh chỉ biết nằm lại ngồi, phờ phạc trong mấy gian nhà chật hẹp. Đã có lúc anh lục tung cả hòm xiểng, chum chĩnh trong buồng, ngoài nhà ra để tìm. Biết không có gì anh vẫn tìm, xem trong nhà có còn xót tí ngô đỗ nào chăng. Hình như lúc tìm tòi ấy, anh đỡ đói đi chút ít.

Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Trưởng phòng tôi là người sâu sắc, lại cũng lắm sáng kiến đến cái mức có khi bọn chúng tôi trong cơ quan phát mệt vì anh.

Trước đây chừng dăm tháng, để chuẩn bị cho tấm lịch năm sau, anh tỏ ý không bằng lòng với cách làm ăn từ trước tới giờ - Sang năm chúng ta sẽ đem đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập chuyên đề về thuyền và biển - anh nói quả quyết - Thôi, bỏ cái lối mỗi thứ một tí đi. Phải có một bộ sưu tập chuyên đề. 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật.

12/06/2013

Những kiến thức cần nhớ về tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1980 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Thưở nhỏ, Người học chữ Hán trong gia đình, rồi học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở trường Quốc học Huế. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), Người từng có một thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành.

Từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (tên hoạt động của Bác lúc đó) tham gia vào nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, ở Liên Xô và Trung Quốc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập "Việt Nam thành niên cách mạng đồng chí hội". Đến ngày 3-2-1930, Người là chủ tọa hội nghị thống nhất các tổ chức đảng cộng sản trong nước, đi đến quyết định quan trọng thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những kiến thức cần nhớ về quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ nhưng chính vì hoàn cảnh, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm hứng cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.

Hồ Chí Minh là người am hiểu sâu sắc những quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghê. Điều này thể hiện trước hết trong hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của Người.

Tổng hợp các câu hỏi 2 điểm trong đề thi Văn Đại học

I. Câu hỏi về giai đoạn văn học.

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. Câu hỏi về các tác giả.

- Tác giả Hồ Chí Minh.
- Tác giả Nam Cao.
- Tác giả Nguyễn Tuân.

III. Câu hỏi về các tác phẩm.

12/04/2013

Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa được cảm nhận qua con mắt người nghệ sĩ như thế nào?

Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ.

Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn.

Ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

“Chiếc thuyền ngoài xa” là nhan đề một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, trước in trong tập Bến quê (1985), sau được dùng đặt tên cho cả tập truyện ngắn gồm 15 truyện do nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Thiên truyện được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học lớp 12 phổ thông, cả ban khoa học xã hội – nhân văn lẫn ban cơ bản. Đặt vấn đề tìm hiểu ý nghĩa nhan đề một truyện ngắn hoàn toàn không phải là một cái gì mới mẻ bởi lẽ sự hoàn chỉnh về nội dung được thể hiện ngay trong ý nghĩa mà đầu đề văn bản chỉ ra, đặc biệt là với các văn bản nghệ thuật vốn thường mang những nhan đề hàm ẩn. Vậy nhan đề ấy - Chiếc thuyền ngoài xa- có ý nghĩa như thế nào?

Những nhan đề loại này đòi hỏi người tiếp nhận phải suy nghĩ, liên tưởng mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng nhan đề là nội dung cô đọng, hàm súc, phản ánh trung thành nội dung văn bản. Có khi nhan đề phản ánh các đối tượng trình bày, có khi phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả đối với đối tượng, có khi lại là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố nhưng dù trong bất kì trường hợp nào, tất cả các nhan đề đều phải được rút ra, được khái quát từ chính nội dung văn bản.

Tổng hợp những kiến thức cần nhớ về tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"

- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

Chiếc thuyền ngoài xa - Góc nhìn từ thi pháp học

Văn học sau năm 1975, không phải là nhà văn đổi mới đầu tiên nhưng phải nói rằng Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) là một trong những nhà văn mở đường bởi tài năng và phát huy được năng lực trực giác của mình đối với cuộc sống. Hết thảy những tác phẩm của ông sau 1975 đã cơi nới phạm vi hiện thực của cuộc sống, bổ khuyết vào hiện thực quen biết những mảng màu chưa được nói đến hoặc còn né tránh vì điều này điều nọ. Trong sáng tác thời kì trước đó, Nhà văn dường như đã vượt lên khỏi cái hằng ngày và hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời, cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật ví như truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, trước đó được đưa vào chương trình phổ thông giảng dạy nay thay bằng truyện ngắn luận đề Chiếc thuyền ngoài xa. Nhưng phải nói rằng, Mảnh trăng cuối rừng thật sự xứng đáng là một trong những tác phẩm đã khoát lên mình bản chất chủ nghĩa anh hùng Cách mạng  trong thời kì tất cả vì tuyền tuyến, một sứ mệnh của thiên hùng ca giữ nước thế hệ Hồ Chí Minh trong mảng văn học nghệ thuật.

Cảm nhận của anh chị về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

1. Mở bài:

Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu:với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.

Phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa

Nếu như "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là bi kịch của kiếp “tài hoa bạc mệnh”,"Chí Phèo" của Nam Cao là bi kịch của những khát khao lương thiện và cũng với Nam Cao ta gặp ở "Đời thừa", tấn bi kịch tinh thần của người tri thức. "Đời thừa" đã thật sự bộc lộ rõ né “tư tưởng nhân đạo mới mẻ độc đáo của nhà văn lớn Nam Cao”.

Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa là bi kịch của một nhà văn - một trí thức giữa “cơn dâu bể” của cuộc đời, giữa một xã hội “chó đểu” (Vũ Trọng Phụng) – Nhà văn ấy giữ được phẩm giá của mình, ý thức được “thiên chức” cao cả của mình vậy mà đành bó tay bất lực.